gừng có tính ấm, vị cay, có khả năng tán hàn, ôn trung, giải độc, tiêu đờm, giảm viêm, giảm đau…

theo Đông Y

Giới thiệu

Áp gạc gừng là một phương pháp trị liệu ban đầu đơn giản để tự làm tại nhà, áp dụng cho các chứng đau phong thấp (gút), đau khớp, căng cứng cơ, viêm sưng cấp tính, u nang … trên cơ thể. Mục đích chính của phương pháp này là làm tăng lưu thông máu cũng như các chất lỏng, chất xỉ, nhầy ứ đọng – những thứ vốn là nguyên nhân gây ra đau đớn, viêm sưng hoặc co cứng. Có thể hình dung rằng gạc gừng làm tăng nhanh sự trao đổi năng lượng và thiết lập một kênh trao đổi năng lượng giữa cơ thể và môi trường xung quanh, để việc trị liệu sâu hơn đạt hiệu quả.

Công dụng:

  • Gạc gừng rất có hiệu lực trong chữa trị và hỗ trợ chữa trị. Đông y đã dùng hàng ngàn năm nay. Thử áp dụng cho chính mình và người khác, để thấy rõ năng lực của nó;
  • Làm và điều trị bằng gạc gừng đơn giản, lành tính nên không đòi hỏi chuyên gia;
  • Kết quả tương đối nhanh;
  • An toàn, không có phản ứng phụ như nhiều loại cao dán hay dược phẩm. Tuy nhiên cần xem kỹ phần lưu ý bên dưới;
  • Rẻ tiền, dễ tìm;
  • Tuy không triệt tận gốc bệnh, gạc gừng không chỉ làm mất đi triệu chứng, mà nó kích hoạt và giúp lấy lại tình trạng quân bình cho cơ thể, đồng thời nó hỗ trợ và giúp cho các điều trị sâu hơn có hiệu quả;
  • Gạc gừng có thể dùng điều trị tại nhà, nó giúp mọi người trong gia đình biểu lộ tình thân ái săn sóc cho nhau;
  • Áp gạc gừng tuy làm giảm rất nhanh triệu chứng nhưng không làm mất nguồn gốc gây bệnh. Sau khi áp gừng nên áp thêm cao khoai sọ, khoai tây v.v … để tiêu viêm và hút chất độc ra khỏi cơ thể.

Điểm trừ của gạc gừng:

  • phức tạp hơn thuốc viên, cao dán: hơi cách rách, lích kích
  • cần người hỗ trợ khi có bệnh cấp tính khó di chuyển

Chuẩn bị

  • ½ lạng cho mỗi lít nước đun sôi; hoặc bột gừng với tỷ lệ 5gam tương đương nửa lạng gừng tươi.
  • 1 túi vải nhỏ để đựng gừng đun, hoặc 1 cái rây để lọc gừng sau khi đun
  • 1 bàn nạo (nạo rau củ)
  • 1 lít nước đun sôi
  • 1 nồi to (để dễ dàng thao tác)
  • 2-3 khăn bông dầy (để giữ nóng tốt) và dài (đủ để có thể vắt nước từ hai đầu, đỡ bỏng tay).
  • găng tay cao su (nếu cần thiết để tránh bỏng)

Cách làm:

  • gừng rửa sạch, để cả vỏ (hoặc gọt bớt phần vỏ quá khô, mắt, bị sâu vv), mài theo chiều kim đồng hồ cho đến khi hết. Cho vào túi nhỏ, buộc chặt mịêng túi, để túi lỏng cho nước lưu thông vào túi, khi đun chất gừng sẽ ra hết.
  • cho nước vừa đun sôi vào nồi, thả túi gừng (hoặc đổ gừng đã nạo vào), chỉnh cho sôi liu riu chừng 10-15 phút (lưu ý: không cho sôi bùng sẽ làm mất tác dụng của gừng)
  • giảm lửa thật nhỏ, hoặc bắc nồi ra khỏi bếp, nhúng khăn bông vào nước gừng, vắt thật ráo và áp vào vùng cần điều trị.
  • mỗi lần đắp từ 20-30 phút, đắp liên tục (nên cần ít nhất 2 khăn), cho tới khi da có màu đỏ sậm. Nếu nước nguội bớt, làm nóng lại trên bếp. Một ngày có thể làm 2-3 lần.
  • nước gừng còn lại có thể dùng để ngâm chân, pha thêm vào nước tắm, hoặc dùng để chà xát người. Tuy nhiên, nước gừng chỉ có tác dụng trong vòng 24 giờ, nên ngày hôm sau chữa bệnh cần đun nước mới.

Thời gian điều trị:

Tuỳ thuộc hoàn toàn vào tình trạng bệnh:

  • Đối với bệnh cấp tính (như cứng cổ, co cơ lưng v.v) thường 1-2 lần/ngày trong 2 – 3 ngày;
  • Bệnh cấp tính kèm cơn đau đớn dữ dội (như cơn đau sỏi thận chẳng hạn) đôi khi cần áp gạc trong nhiều giờ;
  • Các u nang cần áp mỗi ngày, trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng liên tục;
  • Các bệnh mạn tính như cơ quan suy yếu (ví như đau gan mạn) có thể áp gạc liền từ 3 – 5 ngày rồi ngưng vài ngày, sau đó tiếp tục. Cần làm kiên trì trong nhiều tháng;
  • Các trường hợp viêm sưng như gút, khớp, tràn dịch khớp … thường làm ít nhất 2 lần/ngày, sau đó áp cao khoai sọ hoặc khoai tây.

Lưu ý:

  • phân lượng gừng dùng bao nhiêu phụ thuộc vào độ lớn của vùng cần áp. Ví dụ chỗ đau ở đầu gối sẽ cần khoảng 1 lạng gừng tươi hoặc 10 gam gừng bột. Phân lượng nước điều chỉnh phù hợp theo lượng gừng. 1 lạng gừng = 1,5 đến 2 lít nước.
  • không dùng cho vùng đầu
  • nếu viêm xoang, chỉ nên áp rất nhẹ trên mặt, hoặc rửa mặt bằng nước gừng ấm
  • không dùng cho trẻ em và người cao tuổi gầy ốm.
  • không dùng cho bệnh nhân ung thư đắp vào u
  • nếu có sốt, cần hạ sốt trước khi đắp gừng
  • không đắp vùng bụng phụ nữ có thai
  • không dùng cho viêm ruột thừa hoặc viêm phổi.

(Theo phương pháp thực dưỡng)

guest
0 BÌNH LUẬN
mới nhất
cũ nhất
Inline Feedbacks
View all comments