Muốn nuôi dưỡng thân thể thì nên nuôi dưỡng Tỳ-Vị trước.

Hải Thượng Lãn Ông

Tỳ – Vị là gì?

Vị là dạ dầy, trên tiếp với thực quản, dưới thông với ruột non. Thức ăn từ miệng qua thực quản rồi vào dạ dầy, được làm cho nhuyễn nhừ. Vì vậy nên Vị, hay dạ dầy, được gọi là cái kho lớn, “bể chứa đồ ăn”.

Tỳ là tụy, nằm bên trái của vị có chức năng hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng, Đông y gọi là có công năng vận hóa. Vận – tức là chuyển vận, chuyên chở; hoá – tức là tiêu hoá hấp thu.

Tỳ và Vị hợp tác với nhau để hoàn thành chức năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn và chuyển vận chất dinh dưỡng. Vì vậy có thể nói, Tỳ-Vị chính là nguồn nhiệt năng, sinh khí của con người, là nhà máy phát điện trong cơ thể chúng ta.

Tỳ – Vị sinh Khí (Qi)

Sách y cổ “Hoàng đế nội kinh” có ghi chép: “Khí của người thường nằm ở Vị. Vị là nơi sinh ra khí ở người thường. Người không có Vị khí thì gọi là nghịch, mà nghịch thì sẽ chết.” Thông thường những người có tỳ vị không khỏe thì có thể nhìn thấy được từ biểu hiện bên ngoài: sắc mặt trắng bệch, môi tái, người gầy yếu ‘gió thổi bay’ hoặc mập mạp to lớn, nhưng không tráng kiện mà ‘bệu’. Có người tiếng nói không có sức, tinh thần không tỉnh táo, còn trẻ nhưng sớm suy yếu.

Muốn biết Tỳ Vị có khỏe hay không? Hãy nhìn vào khuôn mặt.

ảnh minh họa: ống tiêu hóa; internet.

  1. Môi: khi tỳ vị yếu, môi thường tái, không có màu hồng, rất khô, dễ bị lột da, nứt môi. Những triệu chứng như miệng hôi, nướu sưng đau đa phần có liên quan đến khả năng tiêu hóa kém của tỳ vị. Ngoài ra, chảy nước miếng khi ngủ cũng là một biểu hiện của việc thiếu tỳ khí.
  2. Mũi: mũi thường bị khô, khứu giác kém nhạy; ngược lại có thể hay chảy nước mũi, chảy máu mũi v.v đa phần đều là do tỳ vị yếu gây ra. Những người bị đỏ mũi đa số là do vị bị nhiệt, đầu mũi đau cũng cho thấy chức năng tỳ vị không ổn.
  3. Mắt: tỳ vị yếu dễ bị thiếu máu, từ đó ảnh hưởng đến gan, gan biểu hiện ở mắt, vì thế mắt dễ bị mỏi, nhìn không rõ. Ngoài ra, tỳ và việc hấp thụ của cơ thể có quan hệ mật thiết, nếu mắt thường xuyên bị đỏ, mặt bị sưng cũng có thể là do vấn đề ở tỳ.
  4. Tai: tỳ vị yếu sẽ dẫn đến thận khí không đủ, thường sẽ biểu hiện ở triệu chứng ù tai hay thậm chí là điếc. Bên cạnh đó, có nhiều người tỳ vị không khỏe do quá mệt mỏi hay tâm trạng không tốt gây nên. Đặc biệt là vào mùa xuân, gan hỏa tăng cao khiến chúng ta dễ tức giận. Những người có tỳ vị yếu sẽ thường cảm thấy không có sức, tay chân lạnh có khi sẽ bị đau bụng vào mùa xuân.

Tỳ-Vị bị tổn thương dễ khiến cả ngũ tạng đều gặp vấn đề.

Đông y có câu “Dưỡng tỳ vị chính là dưỡng nguyên khí, dưỡng nguyên khí chính là dưỡng sinh mệnh”, tỳ vị khỏe là nhân tố quan trọng quyết định tuổi thọ dài hay ngắn.

  1. Tim và Tỳ: Tim và tỳ giống như hai người mẹ, muốn chữa bệnh tim thì phải chữa tỳ vị trước. Tỳ có trách nhiệm tập hợp máu trong cơ thể và cung cấp cho tim. Một khi tỳ gặp vấn đề, không thể ích khí sinh huyết, thì sẽ dẫn đến tim không được chăm sóc tốt, gây ra bệnh tim mạch.
  2. Gan và Tỳ: Gan và tỳ tác động lẫn nhau, có người sau khi ăn xong vẫn cảm thấy đói, nhưng gan lại bị tức, dù có uống thuốc đau dạ dày cũng không có tác dụng, bởi vì các triệu chứng này thực ra có liên quan đến việc gan bị trì trệ, do tâm trạng không tốt hoặc áp lực công việc quá nặng. Trước tiên phải dưỡng gan rồi mới giải quyết vấn đề ở tỳ vị. Ngược lại, tỳ vị cũng ảnh hướng đến gan, ví dụ như nguyên dân gây gan nhiễm mỡ là do tỳ vị không tiêu hóa được thức ăn khiến việc xử lý chất thải gặp khó khăn, tích tụ ở gan ảnh hưởng đến viêc cung cấp máu và các chức năng khác của gan.
  3. Phổi và Tỳ: Tỳ vị yếu sẽ ảnh hưởng đến phổi đầu tiên. Phổi giống như “tể tướng” chuyên phò tá bên cạnh “quân chủ” là tim. Bằng việc quản lý khí trong cơ thể, phổi hỗ trợ tim trông nom cả cơ thể. Thế nhưng khí ở phổi mạnh hay hiếu lại được quyết định bởi tình trạng của tỳ vị. Người có tỳ vị yếu thường sẽ dẫn đến thiếu khí phổi, dễ bị cảm lạnh hoặc các bệnh về đường hô hấp.
  4. Thận và Tỳ: Tỳ yếu thì thận cũng sẽ yếu. Tinh lực của chúng ta tràn đầy thì thận khí cũng dồi dào. Tinh khí của thận mạnh hay yếu còn có liên quan đến tỳ vị có khỏe hay không, có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho thận hay không. Tỳ bị yếu lâu dài sẽ khiến thận bị yếu, điều này biểu hiện ở việc hay bị hồi hộp, dễ đổ mồ hôi hay sợ lạnh, chân tay lạnh.
  5. Vị bị bệnh đa phần có liên quan đến ăn uống không điều độ, tỳ bị bệnh thì lại do cơ thể quá mệt mỏi ưu phiền. Tuy nguyên nhân gây bệnh ở tỳ vị không giống nhau, nhưng đều phải chữa như nhau.

Tỳ Vị không khỏe sẽ khiến chúng ta dễ bị lão hóa. Tỳ Vị bị bệnh chủ yếu là do ăn uống không chú ý, ăn quá nhiều gây ra lạnh khiến phần dương của tỳ vị không đủ; thứ hai là do lo buồn, tức giận, gan khí không điều hòa, tác động mạnh đến tỳ vị.

Một số cách chăm sóc Tỳ-Vị bằng bấm huyệt và dùng thực phẩm, gia vị

ảnh minh họa: internet

Day ấn huyệt Công Tôn: Huyệt Công Tôn là một trong những huyệt quan trọng, là huyệt thứ 4 của Kinh Tỳ. Ở chỗ lõm, nơi tiếp nối của thân và đầu sau xương bàn chân của ngón chân cái. Trên đường tiếp giáp da giữa gan bàn chân với mu bàn chân ở bờ trong bàn chân. Từ đỉnh cao nhất của xương mu bàn chân kéo xuống ngay dưới lõm xương. Ấn nhẹ, nếu cảm thấy đau hoặc tức thì nghĩa là đã tìm đúng vị trí. Huyệt này có hiệu quả rất tốt với các vấn đề có liên quan đến tỳ vị.

Huyệt Côn Tôn có thể ức chế axit trong dạ dày, nếu bị nôn ra nước chua thì hãy nhanh chóng day huyệt Công Tôn một lúc sẽ đỡ. Ngoài ra, huyệt Công Tôn có thể tăng nhu động của ruột non, tăng cường khả năng tiêu hóa, vì vậy sau khi ăn xong mà cảm thấy đầy bụng, khó tiêu cũng nên day huyệt này, sẽ nhanh chóng cảm thấy nhẹ nhàng.

Huyệt Công Tôn là “thuốc chữa Tỳ Vị” trên cơ thể, là cách chăm sóc tỳ vị rất tốt.

ảnh minh họa internet

Day ấn huyệt  Xung Dương: Xung Dương  là huyệt thứ 42 trên kinh Vị, là nơi chẩn đoán tình trạng của Vị khí.  Bệnh nặng mà sờ vào Xung Dương còn thấy mạch đập chứng tỏ Vị khí còn là còn có khả năng chữa trị được. Vì vậy, hàng ngày có thể day ấn huyệt Xung Dương có thể giúp hóa thấp, hòa Vị, định thần chí.

Cách tìm hyệt Xung Dương: Nơi cao nhất của mu bàn chân, có động mạch đập. Huyệt nằm trên huyệt Nội Đình 5 thốn, nằm giữa huyệt Nội Đình và Giải Khê, bờ trong gân cơ duỗi ngón chân thứ 2 và cơ duỗi ngắn ngón chân cái.

ảnh minh họa internet

Day ấn huyệt Thượng Quản: là huyệt thứ 13 của mạch Nhâm, nằm ở thành ngực trước, thuộc vùng trên ổ bụng và là nơi gặp nhau của kinh mạch dạ dày với các kênh ruột non. Tìm huyệt bằng cách nối đường thẳng từ rốn (huyệt Thần Khuyết) lên cổ, huyệt Thượng Quản cách huyệt Thần Khuyết 6 thốn (1 thốn = bề rộng ngón tay cái) . Huyệt này có khả năng lý tỳ vị, hóa đàm trọc, sơ khí cơ, định thần chí, hóa thấp giáng nghịch. Ngoài ra có thể phối hợp Thượng Quản với huyệt Nội quan (cách cổ tay 2 thốn về phía kheo tay) để phục hồi chức năng tạo khí của Vị.

Củ Mài (Hoài Sơn) bổ tỳ vị: Hoài sơn là một thức ăn rất tốt, nhiều dương tính vừa có thể chăm sóc sức khỏe lại vừa có tác dụng làm đẹp. Có thể nấu chè, cháo, soup đều có hiệu quả. Hoài sơn khác với những thực phẩm bổ dưỡng khác ở chỗ nó bổ mà không ngán, những thực phẩm khác bổ âm nhiều sẽ gây ẩm và sinh nhiệt. Nó không nóng, không khô, đặc biệt là có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ ngũ tạng yếu. Do đó, hoài sơn thường được dùng để chữa những triệu chứng như tỳ vị yếu, mệt mỏi, chán ăn v.v. Bộ đôi Hoài Sơn-Ý Dĩ thường được dùng nấu cháo cho người mới sinh nở, giúp ăn ngon, đủ dinh dưỡng khi nuôi con là vì vậy.

Ngô (bắp) giúp bổ tỳ, thèm ăn: Thực phẩm tốt nhất vào mùa thu là ngô (bắp) vì có thể bổ tỳ thấm ẩm, điều hòa tạo cảm giác thèm ăn. Vào mùa thu, ngô còn có thể làm mất cảm giác khô nóng. Ngoài ra, trong bắp có chứa chất béo không no, vitamin, nguyên tố vi lượng và nhiều axit amin v.v.

Cháo củ từ với táo tàu bổ tỳ vị: Củ từ giúp bổ tỳ, có tác dụng hỗ trợ cho phổi, thận, có lợi cho việc tiêu hóa hấp thu của tỳ vị, là một trong những loại thực phẩm làm thuốc có tác dụng bổ tỳ vị. Táo tàu ích khí, bổ tỳ vị, có thể dùng để chữa tỳ yếu, ăn ít, có tác dụng giúp thèm ăn, chữa tiêu chảy.

ảnh minh họa: internet.

Vỏ quýt khô (trần bì): những người có tỳ vị yếu, tốt nhất trong nhà bếp nên có trần bì (vỏ quýt để lâu năm). Tục ngữ có câu “một lạng trần bì một lạng vàng”, trần bì là vị thuốc đông y thường dùng, có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa, tiêu chất nhầy v.v., thường được dùng để chữa những triệu chứng tỳ vị yếu. Vì thế nên cho một lượng nhỏ trần bì vào các món ăn nhiều đạm-mỡ, vừa có thể mượn mùi vị của trần bì để làm mất mùi tanh của thịt, tăng mùi thơm của món ăn, giúp thèm ăn, lại vừa phát huy được công dụng điều hòa khí huyết, tạo mùi dễ chịu, trị ẩm tiêu nhầy, làm giảm tác hại của chất nhầy và chất béo đối với tỳ vị.

(tổng hợp)

guest
0 BÌNH LUẬN
Inline Feedbacks
View all comments