sự thật không hiển lộ kiến thức hay trí nhớ, mà từ sự thấu hiểu.

‘Đôi bàn tay để ngửa’ – Walpola Rahula

Hỏi: Ngài nghĩ thế nào về cái tôi (cái ngã) và các thứ xúc cảm bấn loạn [khác]? Nếu một người nào đó không được hướng dẫn đúng đắn thì làm thế nào có thể đạt được sự thật ấy?

ảnh minh họa: internet.

Đáp: Đối với Phật Giáo, không phải kiến thức hay trí nhớ là điều quan trọng, mà là sự hiểu biết, và cũng không phải là thứ hiểu biết dựa vào trí nhớ (“trí nhớ” là kết quả phát sinh từ sự vận hành liên tục của tri thức. Dưới một góc nhìn khác thì “trí nhớ” cũng có thể xem là “kiến thức” bởi vì nó là kết quả mang lại từ sự hội nhập và tiêu hóa của tri thức về những gì mà nó tiếp nhận được từ bên ngoài. Sự khác biệt duy nhất là trí nhớ mang tính cách xưa cũ/quá khứ/nghiệp và kiến thức thì tương đối mới hơn, phát sinh từ trí nhớ liên kết với hiện tại và hướng vào tương lai. Tóm lại trí nhớ và kiến thức cũng chỉ là các kết quả mang lại từ sự vận hành chung của tri thức, và cả hai mang cùng một bản chất như nhau. Trí nhớ cũng như kiến thức sẽ tạo ra các thể dạng xúc xảm và tư duy đủ loại. Sự “hiểu biết” trái lại là một thể dạng cảm nhận sâu kín, tàng ẩn phía sau trí nhớ và cả kiến thức, sự “hiểu biết” đó mang tính cách “độc lập” vượt lên trên sự vận hành thô thiển của tri thức thông thường).

Kiến thức về Đạo Pháp (Dharma) là trí nhớ, và chẳng là gì cả (không có giá trị gì). Đấy chỉ là một hình thức quá trình (quá trình ở đây có nghĩa là sự vận hành của tri thức). Hiểu biết sự thật không phải là [một hình thức/thể dạng] trí nhớ (memory). Người ta không thể nào “quên” sự thật, và bên trong sự thật không có gì để mà “nhớ” lại cả (sự thật không phải là một hình thức ký ức (souvenir), mà mang tính cách toàn diện, đầy đủ, không có trước, không có sau, không trên cũng không dưới, nói cách khác là không liên hệ gì đến bản chất hay các đặc tính không gian và thời gian để mà có thể quên hay nhớ lại, hoặc là để tìm kiếm nó. Một khi đạt được sự thật thì tri thức/tâm thức tha hồ tung hoành, không đông, không tây, không quá khứ cũng chẳng tương lai).

Sau khi đạt được giác ngộ, Đức Phật đã khẳng định về điều này: ấy là sự quán thấy (vision) [thế thôi], chẳng có gì khác cả. Nếu bạn trông thấy một cánh hoa, thì [cũng có nghĩa là] bạn trông thấy nó, chỉ [đơn giản] có thế. Điều ấy chẳng có gì tai hại cả. Thế nhưng tất cả mọi thứ sẽ xảy ra sau đó, khi bạn [tiếp tục] suy nghĩ về chuyện ấy (sự bám víu sẽ làm phát sinh ra “trí nhớ” và “kiến thức”, đưa đến các hình thức xúc cảm đủ loại, và “cái tôi” tất sẽ hiện ra phía sau các xúc cảm ấy để mà nhớ và làm phát sinh ra kiến thức, đưa đến kết quả là hành động.

(Walpola Rahula; ĐÔI BÀN TAY ĐỂ NGỬA, Hoang Phong Biên khảo và chuyển ngữ Nhà xuất bản Hồng Đức 2016)

guest
0 BÌNH LUẬN
Inline Feedbacks
View all comments