quan tâm đến đứa trẻ nội tâm mang lại kết quả mạnh mẽ và nhanh chóng bất ngờ: chăm sóc bạn nhỏ, và bạn ý sẽ sớm lành trở lại.

Martha Beck – tiến sĩ tâm lý học.

Đứa trẻ nội tâm: bạn là ai và bạn như thế nào?

Đứa trẻ nội tâm, được nhận định là một bản thể tồn tại bên trong mỗi chúng ta hành xử và phản ứng như một đứa trẻ, và là một phần của mỗi người đã trưởng thành. Bạn ý vô hình nhưng lại có mặt từ khi chúng ta được thụ thai, ở bên ta trong suốt những năm thơ ấu và cùng lớn lên với sự phát triển của ta. Ta già đi, còn bạn mãi mãi là đứa trẻ hồn nhiên, thơ ngây, chân thành đầy trong sáng.

Bạn lưu giữ tất cả. Những trải nghiệm tốt đẹp, niềm vui và tình yêu cũng như những nỗi sợ hãi, các tổn thương, cảm xúc bị bỏ rơi hoặc mất mát. Khó có thể xác định chính xác sự hiện diện của bạn nhỏ, nhưng bằng cách quan sát và ghi nhận cách thức mình cư xử trong cuộc sống, chúng ta có thể lần theo sợi chỉ mỏng manh này và bắt đầu khám phá thế giới nội tâm ta.

Mỗi người chúng ta đều có

Bạn có một đứa trẻ nội tâm. Tôi cũng thế. Tất cả chúng ta đều như vậy. Đứa trẻ này là một phần tiềm thức của mỗi người. Bạn ý bắt đầu tiếp nhận các thông tin từ rất sớm, trước khi chúng ta có thể hiểu đầy đủ những gì đang diễn ra, và xử lý những thông tin đó (cả về mặt tâm lý lẫn cảm xúc). Qua thời gian, tiềm thức chứa đựng các cảm giác , ký ức và niềm tin từ quá khứ cũng như những hy vọng và ước mơ cho tương lai.

Ban đầu, chúng ta có thể không thấy điều này là dễ hiểu. Vì thực sự thì bạn ý ở đâu? Ta là người đã trưởng thành và ta suy nghĩ như một người lớn tuổi. Ta luôn cư xử đúng mực và chẳng bao giờ tỏ ra trẻ con! Vậy mà trên thực tế, bạn nhỏ nội tâm (đôi khi là vài bạn cùng lúc) luôn có đó và âm thầm chi phối cuộc sống của người trưởng thành bên ngoài. Khi người lớn gặp rắc rối, đặc biệt là rắc rối về tâm lý và tình cảm, là lúc cần chậm lại và quan sát, nhận ra sự có mặt và tạo không gian cho việc chữa lành đứa trẻ bên trong này. Sự thay đổi trong quá trình chữa lành và sự cải thiện tổng thể theo hướng có cái nhìn rõ ràng hơn về bản thân và khả năng làm hòa với quá khứ giúp gia tăng đáng kể chất lượng cuộc sống.

Xác định sự hiện diện của bạn nhỏ bên trong như thế nào?

Đó là người nhớ bàn tay thoăn thoắt của mẹ, cách mẹ áp má trên trán khi bạn ốm, giọng nói ấm áp của bố mỗi khi kể chuyện trong bữa ăn hay vẻ mặt hồn nhiên của tụi bạn khi chơi đùa với nhau. Bạn ý có thể nhớ được cảm giác trong lòng tràn ngập niềm vui và tình yêu khi được bố mẹ khen ngợi, âu yếm hay tự hào. Bạn ý nhớ cảm giác được tin tưởng và những bí mật ngây thơ mấy đứa hay thì thầm cũng như bao trò chơi suốt thời thơ ấu, cảm giác hạnh phúc và tự tin, sống động và vô tư.

Đứa trẻ nội tâm của chúng ta cũng là người cảm nhận được những giọt nước mắt mặn chát lăn dài trên má và sự tủi thân khi bị đánh đập hay quát mắng; cảm giác nhớ khi bố hay mẹ đi công tác xa, cảm giác sợ hãi khi bị bắt nạt hay trêu chọc ở trường. Đôi khi bạn lại thấy mình vô dụng, giống như ngày xưa khi người lớn chế giễu hay chê bai, chỉ trích. Khi bị so sánh với người khác, ký ức của ngày xưa khi từng bị bố mẹ so sánh với đứa trẻ nhà bên lại ùa về.

Cũng chính bạn ý là người thấy tự hào khi có những thành công đầu tiên, thấy khao khát được công nhận, được có bạn bè và người yêu. Khi người lớn cảm thấy được thấu hiểu, bình tĩnh, ấm áp và thoải mái khi có những khoảng thời gian vui vẻ trong cuộc sống – chính là bạn ý, và khi người lớn cảm thấy bị phản bội, bị tổn thương, bị phớt lờ hoặc bị lừa dối – cũng vẫn là bạn ý đấy.

Bạn ý luôn đồng hành, và thì thầm với chúng ta, chỉ cần ta học cách quan sát và lắng nghe.

Đứa trẻ nội tâm có thể an hòa và dễ hài lòng, hoặc nó có thể gây rối và khiến tâm trí trở nên náo loạn, cản trở các mối quan hệ lành mạnh, làm giảm khả năng tự điều chỉnh. Nếu người lớn cảm thấy thất vọng hoặc đang mắc kẹt trong một khía cạnh nào đó của cuộc sống, rất có thể đứa trẻ bên trong họ đang cần được quan tâm.

Đứa trẻ bên trong xuất hiện rõ rệt nhất khi nào?

Một người có thể nhận thấy mình hay trải qua nỗi sợ hãi, thấy mình cầu toàn, đang lo lắng thái quá hoặc  cố né tránh ai đó, nơi nào đó hoặc trải nghiệm nào đó. Đây là cách mà đứa trẻ bên trong đang cố gắng để tìm sự an toàn. Khi đứa trẻ nội tâm không ổn, bạn ý sẽ điều khiển ‘chương trình cuộc sống’ của người lớn. Bạn sẽ chọn những hành vi, suy nghĩ và đưa ra quyết định dựa trên các niềm tin hoặc ký ức vô thức trong quá khứ và những gì nội tâm cần để cảm thấy an toàn.

Thông thường, bạn nhỏ này không tiếp cận được với thực tế của người lớn và có thể không biết cuộc sống hiện tại đã khác như thế nào hoặc mọi thứ đã thay đổi như thế nào. Những vết thương cảm xúc thời thơ ấu có thể khiến bạn thấy như luôn mang theo chiếc ba lô nặng trĩu trên vai.

Nếu đứa trẻ bên trong gánh nỗi đau nặng một thì người lớn bên ngoài có thể cảm thấy nỗi đau nặng gấp ngàn lần. Nếu đứa trẻ bên trong sống với sự bất ổn, không chắc chắn hoặc nguy hiểm, điều đó có thể cản trở người lớn bên ngoài đối diện với thay đổi. Có thể bạn nhỏ thấy sợ hãi, sợ bạn thử những điều mới, sợ không an toàn khi ra khỏi sự quen thuộc. Người lớn bên ngoài vẫn sống cuộc sống bình thường tuy nhiên, sự giằng xé hoặc cảm giác không ổn, sẽ xuất hiện. Thực khó khăn khi bên trong tìm kiếm sự an toàn và nhất quán còn bên ngoài lại tìm kiếm khả năng, cơ hội và sự kết nối.

Gỡ rối cho người lớn bằng chữa lành đứa trẻ nội tâm

Điểm trung gian giúp ‘khơi thông’ ách tắc, để có thể vượt qua những rắc rối như trình bày phía trên, để trau dồi sự cân bằng của sáng tạo, linh hoạt, trách nhiệm, kết nối và nhất quán chính là nơi người lớn gặp đứa trẻ bên trong mình. Làm quen, và cùng nhau một lần nữa lớn lên, gắn bó tin tưởng lẫn nhau. Đây là những bước để tạo ra tổng thể – nơi hai chính là một, nơi mà nhu cầu của người lớn và nhu cầu của đứa trẻ bên trong cùng được đáp ứng.

Các bước để thiết lập, xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ với đứa trẻ bên trong:

  1. Tìm đọc thông tin để hiểu và tin tưởng vào sự có mặt của đứa trẻ trong nội tâm mình; quan sát và nhận ra bạn ý;
  2. Kết nối, tiếp xúc với bạn nhỏ và bắt đầu đối thoại để làm quen, xây dựng lòng tin và mối quan hệ với bạn ý;
  3. Thực sự chân thành, dành thời gian cho bạn nhỏ và lắng nghe các câu chuyện bạn muốn kể, các cảm xúc bạn muốn bộc lộ để tìm hiểu về nhu cầu, nỗi đau, hy vọng và ước mơ của bạn ý;
  4. Dành sự dịu dàng, tôn trọng và quan tâm thường xuyên đến bạn nhỏ, để có thể nhận ra sự thay đổi, phát triển của bạn ý;
  5. Từng bước cùng bạn ý biến ước mơ thành hiện thực, trên cơ sở khả năng và điều kiện thực tế.

Ban đầu thường không dễ dàng, tuy nhiên khi bắt đầu hiểu rõ hơn về đứa trẻ bên trong mình, bạn có thể nhận thấy rằng việc chữa lành quan trọng như thế nào khi nghe những câu chuyện đã được giữ bí mật trong nhiều năm (mà bạn có thể nhớ hoặc hoàn toàn không còn ký ức) hoặc những những nỗi buồn mà nhiều năm trước chưa bao giờ được quan tâm xử lý, hay các nhu cầu yêu thương và sự quan tâm cần được đáp ứng  v.v

Sự chân thành với bản thân là hết sức quan trọng vì thiếu điều này, việc chữa lành là vô cùng khó khăn hoặc thậm chí không thể. Sự hỗ trợ từ những người có chuyên môn rất có ích, và cần thiết để từng bước đến được điểm mà bạn có thể tự tiếp tục.

Cho đến khi bạn muốn thật sự bắt đầu, hãy giữ tâm thái cởi mở và tò mò về khái niệm đứa trẻ bên trong và những gì bạn ý có thể cần ở bạn. Chỉ một thay đổi nhỏ trong tâm trí đã có thể giúp cho sự khởi đầu hòa hợp với nội tâm và dần hướng tới việc chăm sóc, chữa lành bản thân để sống lành mạnh hơn./.

Coaching Tâm lý và Sức khỏe (tổng hợp)

Nếu thấy mình đang cần sự hỗ trợ tinh thần, đừng ngại liên hệ với coach Trạm Yên bằng cách để lại lời nhắn hoặc sử dụng công cụ ‘liên hệ’ bên dưới (Sử dụng mã liên hệ ‘INC’ để nhận khai vấn miễn phí)

Tham khảo thêm:

guest
0 BÌNH LUẬN
Inline Feedbacks
View all comments