Chỉ khi chúng ta nhẫn chịu tình cảnh hiện tại và chấp nhận sự có mặt của bệnh trầm cảm, chúng ta mới có khả năng chuyển biến nó từ bên trong.

nhà tâm lý học Carl-Jung
ảnh minh họa: internet

‘Bệnh’ trầm cảm gần đây được nhắc đến nhiều và được cho là gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của con người, và thường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng nguy hiểm và có khả năng tiến triển. Nó gây ra cảm giác buồn bã, mất phương hướng, thiếu động lực sống và tự ty về bản thân. Từ mức độ nhẹ đến trung bình, bệnh xảy ra với các triệu chứng lãnh đạm, chán ăn, khó ngủ, lòng tự trọng thấp, mệt mỏi nhẹ và còn có thể tiến triển nặng hơn.

Độ tuổi, giới tính có thể mắc chứng trầm cảm

Từ thanh thiếu niên, đến trung niên và người cao tuổi đều có thể mắc. Mức độ từ nhẹ đến nặng, cần sự can thiệp của chuyên viên y tế.

Nữ giới và nam giới đều có thể mắc. Ở nữ giới thường tiến triển nặng hơn ở nam giới. Ở tuổi trung niên đến tuổi già, nếu không được quan tâm sớm và đúng mức, bệnh dễ trở thành mạn tính.

Các triệu chứng trầm cảm bao gồm:

  • Tâm trạng buồn bã, lo lắng, cảm giác “trống rỗng”
  • Mất hứng thú, niềm vui trong các hoạt động sống, kể cả tình dục
  • Bồn chồn, cáu gắt, dễ ‘tủi thân’
  • Cảm giác tội lỗi, bất lực, thiếu niềm tin vào cuộc sống, tự ti về bản thân
  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít. Dễ thức giấc và khó ngủ lại; hoặc ngược lại ngủ li bì khó tỉnh táo
  • Ăn không ngon miệng và/hoặc giảm cân
  • Ăn quá nhiều và/hoặc tăng cân
  • Thiếu năng lượng, mệt mỏi, cảm giác chậm chạp trong suy nghĩ và hành động
  • Khó tập trung, khó ghi nhớ, khó đưa ra quyết định
  • Đau đầu, rối loạn tiêu hóa kéo dài
  • Suy nghĩ về cái chết, tự tử hoặc cố gắng tự tử

Trầm cảm ở phụ nữ khác với trầm cảm ở nam giới như thế nào?

Trầm cảm ở phụ nữ thường xảy ra sớm hơn, kéo dài hơn, khả năng tái phát cao hơn nam giới. Nó thường gây ra bởi trạng thái căng thẳng kéo dài và nhạy cảm với những thay đổi cảm xúc theo mùa.

Phụ nữ bị trầm cảm thường trải qua cảm giác tội lỗi, cố gắng tự tử nhiều hơn nam giới, mặc dù trên thực tế tỷ lệ thực sự tự tử ở nữ thấp hơn so với nam.

Trầm cảm ở phụ nữ thường liên quan đến rối loạn lo âu, đặc biệt là các triệu chứng hoảng loạn, ám ảnh và rối loạn ăn uống.

Có phải tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ tăng ở tuổi trung niên?

Thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi 40 (hoặc sớm hơn đối với một số người) và kéo dài trong khoảng một năm sau khi kết thúc kinh nguyệt (chuyển sang giai đoạn mãn kinh). Trong 1 – 2 năm cuối của thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen giảm xuống nhanh chóng, gây các triệu chứng mãn kinh. (Xem thêm ở đây). Sự sụt giảm nồng độ estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh gây ra những thay đổi về thể chất và cảm xúc như trầm cảm hoặc lo lắng. Sự thay đổi đột ngột nồng độ hormone gây ra các ảnh hưởng về thể chất và tinh thần nhất định.

Một số lời khuyên cho người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh như sau:

  • Ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên.
  • Có thể tập yoga, thiền hoặc thực hiện các động tác thở chậm, sâu khiến tâm trí được thư giãn
  • Tham gia các hoạt động bên ngoài gia đình, công việc để có sự giải tỏa
  • Giữ cho phòng ngủ mát mẻ, ngăn mồ hôi đêm và xáo trộn giấc ngủ
  • Mặc quần áo rộng, thoáng, chất liệu thấm hút tốt để giữ mát cơ thể
  • Chia sẻ những khó khăn gặp phải cho bạn bè, người thân hoặc nhờ sự giúp đỡ của các tư vấn viên chuyên ngành
  • Luôn kết nối với gia đình và cộng đồng, nuôi dưỡng tình bạn

Trầm cảm là một bệnh lý liên quan đến tâm trí và cơ thể, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt là khi nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ ngày càng tăng cao do nhiều yếu tố như áp lực cuộc sống, công việc, chăm sóc gia đình, nuôi dậy con cái… Vì thế khi thấy các triệu chứng trầm cảm của chính mình hoặc bạn bè, người thân xung quanh, cần lưu tâm tìm giải pháp sớm nhất có thể. Nếu cần nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị bằng các liệu pháp tâm lý phù hợp./.

Coaching Sức khỏe và Tâm lý tuổi trung niên (sưu tầm + tổng hợp)

Nếu thấy mình đang cần sự hỗ trợ tinh thần, đừng ngại liên hệ với coach Trạm Yên bằng cách để lại lời nhắn hoặc sử dụng công cụ ‘liên hệ’ bên dưới (Sử dụng mã liên hệ ‘CTN’ để nhận khai vấn miễn phí)

guest
0 BÌNH LUẬN
Inline Feedbacks
View all comments