bác sĩ tốt nhất là chính mình.

Hồng Chiêu Quang

Phương pháp đơn giản này có thể áp dụng cho tất cả mọi người để giữ gìn sức khỏe. Như chúng ta biết bộ mặt, vành tai, bàn tay, bàn chân, lưng, ngực là những cơ quan phản ánh toàn bộ tình trạng cơ thể, do đó nếu mỗi sáng và tối, chúng ta chịu khó xoa mặt, mũi, chân tay như hướng dẫn dưới đây thì chắc chắn sẽ phòng ngừa hoặc giảm được bệnh tật. Quan trọng là cần thực hiện một cách nghiêm túc, đều đặn mỗi ngày.

A. Sáng xoa mặt

Có 8 động tác, mỗi động tác xoa từ nửa phút đến một phút (30-60 lần). Sáng sớm vừa ngủ dậy, trước khi xuống giường, xoa 2 tay vào nhau cho nóng rồi làm 8 động tác sau đây:

ảnh minh họa: internet.
  1. Xoa hai ổ mắt: Úp 2 cườm tay lên 2 ổ mắt (tay chạm xung quanh mắt, gờ xương, không đè mạnh vào mắt), xoa vòng quanh mắt cho đủ 30 lần. Công dụng: làm cho mắt tinh và sáng, khai thông khí huyết, đỡ mệt mỏi, nhức tê 2 tay.
  2. Xoa mũi: Có 2 động tác. Ðặt 2 ngón tay trỏ miết vào 2 cạnh bên mũi lên tới cạnh mắt 30 lần. Sau đó chập 2 ngón tay cái và trỏ vuốt từ trên đầu sống mũi xuống 30 lần. Công dụng: Làm cuống phổi, cuống họng, lá mía, sống lưng, mông, háng khỏe lên. Ðặc biệt động tác miết ngược từ 2 cánh mũi lên mắt còn chữa được bệnh sa tử cung ở phụ nữ, có tác dụng cường dương đối với nam giới.
  3. Xoa má: Dùng 2 tay xoa toàn bộ má mỗi bên 30 lần. Công dụng: Làm cho toàn bộ xương sườn, cánh lưng, thần kinh sườn, hai lá phổi, gan, mật, dạ dày được thông thoáng.
  4. Xoa tai: Dùng 2 ngón tay cái để sau 2 tai, các ngón còn lại để ở phía trước tai rồi xoa vành tai và toàn bộ tai mỗi bên 30 lần. Công dụng: Trị tai ù, tai điếc… Ngoài ra còn trị được nhiều bệnh ngoại vị và nội tạng của cơ thể.
  5. Xoa trán: Úp bàn tay xoa toàn bộ trán, mỗi tay xoa 30 lần. Công dụng: Chữa các bệnh thuộc lục phủ ngũ tạng.
  6. Xoa miệng, cằm: Dùng cả bàn tay xoa toàn miệng cằm, mỗi tay xoa 30 lần. Công dụng: Chữa các bệnh thuộc lục phủ ngũ tạng.
  7. Cào trên đầu: Lấy 10 đầu ngón tay của 2 bàn tay cào từ trước đầu ra sau, xong từ đỉnh tai kéo ra sau ót 30-60 lần. Công dụng: Giúp máu lưu thông lên não, chữa đau mỏi toàn thân, tốt cho hệ thần kinh não bộ, đặc biệt đối với chân tay người liệt.
  8. Xoa sau ót (cổ, gáy): Dùng cả bàn tay xoa sau gáy và ót, mỗi tay xoa 30 lần. Công dụng: Tăng sức chịu đựng của toàn bộ cơ thể.

Tóm lại: Xoa mặt buổi sáng có 4 tác dụng: Giúp khí huyết lưu thông toàn bộ cơ thể; Da dẻ mịn màng, đẹp đẽ; Làm tiêu nám, mụn trên da mặt; Giúp mắt tinh, tai thính, tỉnh táo, dễ chịu…

Để tăng cường tác dụng và hiệu quả của việc xoa mặt, sau khi thực hiện xong có thể rửa mặt bằng cách dùng khăn bông nhúng nước ấm vắt thật khô, rồi sát kỹ mặt, cổ, gáy, nếu nguội lại nhúng tiếp nước ấm.

ảnh minh họa: internet.

B. Tối xoa chân

Xoa chân nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Có 6 động tác sau:

  • Ðộng tác 1: Ngồi trên sàn hoặc trên ghế, bàn chân trái đặt lên đầu gối/đùi chân phải. Bàn tay trái để lên mu bàn chân, bàn tay phải đặt dưới lòng bàn chân. Vỗ, sau đó vuốt nhẹ bàn chân. Ðổi chân và lặp lại động tác này.
  • Ðộng tác 2: Ðặt cổ chân trái lên đầu gối phải. Dùng ngón tay cái ấn nhẹ và xoa đều lên phần mặt trong của gót chân. Ðổi chân và lặp lại động tác này.
  • Ðộng tác 3: Ngón tay cái đặt phía dưới lòng bàn chân, sau đó ấn và vuốt nhẹ theo đường rãnh các những ngón chân, từ phía chân ra ngoài. Ðổi chân và lặp lại động tác này.
  • Ðộng tác 4: Dùng ngón cái của bàn tay trái ấn và miết nhẹ cho đến ngón cái của bàn chân. Ðổi chân và lặp lại động tác này.
  • Ðộng tác 5: Ðặt bàn chân trái lên đầu gối và kéo mũi chân hơi chúi xuống đất. Dùng ngón tay cái xoa lòng bàn chân theo những vòng tròn nhỏ. Ðổi chân và lặp lại động tác này.
  • Ðộng tác 6: Nắm lấy từng ngón chân, bóp và vuốt nhẹ từ trong (gốc ngón chân) ra ngoài
  • Sau đó lặp lại động tác 1. Trong suốt quá trình thực hiện các động tác có thể thoa một ít dầu như dầu dừa hoặc dầu dùng cho massage.

Trong khi thực hiện các động tác sáng xoa mặt, tối xoa chân nói trên, hãy để ý xem có chỗ nào nhậy cảm (ngứa, đau thốn hoặc khó chịu) trên mặt, chân thì day ấn chỗ đó nhiều hơn (trừ trường hợp là mụn mủ hay va đập sưng tấy). Day từ nhẹ tới mạnh trong khả năng chịu đựng đến khi nào hết đau mới thôi (nếu cần có thể làm mỗi ngày vài lần). Ðây là những bí quyết rất đơn giản nhưng hữu hiệu vì các điểm đau thốn trên da là những điểm trong Đông y thường gọi là sinh huyệt hay a-thị-huyệt báo hiệu bệnh sắp hay đang xảy ra. Day ấn các điểm trên sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh làm lành bệnh một cách tự nhiên.

Tham khảo thêm về tác dụng của kích thích phản xạ bàn chân tại đây./.

(sưu tầm, tổng hợp)

guest
0 BÌNH LUẬN
Inline Feedbacks
View all comments